17 tuổi có được thi bằng lái xe máy chưa, lý do cụ thể

17 tuổi có được thi bằng lái xe máy không là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh khi đang muốn mua xe cho con em mình. Tuy xe máy là phương tiện giao thông thuận tiện, dễ điều khiển như các bậc phụ huynh vẫn nên chờ bé nhà mình đủ tuổi thì hẵng nên mua xe. Bài viết dưới đây từ tuyengiaothainguyen sẽ giúp các cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này.

17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không?

Theo điều 60 của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người từ 16 tuổi trở lên sẽ được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. Còn đối với xe máy thì người lái phải đủ 18 tuổi trở lên. Chính vì vậy người 17 tuổi chưa được phép thi bằng lái cũng như điều khiển xe máy tham gia giao thông.

17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không?
17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không?

17 tuổi lái xe bị phạt ra sao?

Sau khi tìm hiểu 17 tuổi có được thi bằng lái xe máy không hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy thất vọng khi chưa thể mua xe cho con đi học. Bạn không nên cố chấp mua xe bởi khi chưa đủ tuổi bé sẽ bị phạt khi lái xe ra đường. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người chưa đủ tuổi lái xe sẽ bị xử phạt số tiền từ 400 đến 600 nghìn đồng.

Ngoài phạt tiền thì cảnh sát giao thông còn thu giữ phương tiện và giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện. Điều này giúp cho bé không tiếp tục có các hành vi vi phạm giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và người tham gia giao thông.

17 tuổi lái xe bị phạt ra sao?
17 tuổi lái xe bị phạt ra sao?

Lý do người tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe?

Theo quy định của Luật giao thông thì những người chưa có bằng lái xe sẽ không được phép điều khiển phương tiện để tham gia giao thông. Quy định này đảm bảo một số vấn đề như:

Đảm bảo an toàn giao thông

Việc lái xe máy không hề đơn giản, nó đòi hỏi người điều khiển phải có phản xạ nhanh, khả năng thích nghi cao độ trong điều kiện giao thông phức tạp. Hơn nữa người điều khiển phải am hiểu luật lệ giao thông để phối hợp ăn ý với các tín hiệu có sẵn trên đường, ví dụ như: đèn giao thông, vạch kẻ đường, biển báo,…

Chính vì vậy trước khi điều khiển xe máy để tham gia giao thông bạn sẽ phải tham gia đào tạo về cả lý thuyết và thực hành. Sau khi kiểm tra thấy bạn có đủ sức khỏe, hiểu biết để điều khiển xe thì cơ quan chức năng mới cấp bằng lái xe máy.

Sau khi được đào tạo bài bản như vậy, bạn sẽ có đủ năng lực tham gia giao thông. Nhờ vậy mà tỷ lệ tai nạn sẽ giảm, đảm bảo sức khỏe tính mạng của bạn cũng như những người tham gia giao thông.

Thống nhất về mặt pháp luật

Để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông, cơ quan chức năng đã xây dựng bộ Luật Giao thông hoàn chỉnh. Trong đó quy định rõ 17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt ra sao khi vi phạm luật giao thông,…

Điều này đã tạo nên sự thống nhất về mặt pháp luật, mọi người sẽ biết mình phải tuân theo những gì, sẽ bị xử phạt ra sao nếu cố tình vi phạm,.. Qua đó, quyền lợi, trách nhiệm của tất cả mọi người tham gia giao thông đều được đảm bảo và bình đẳng như nhau.

Tìm hiểu lý do người tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe
Tìm hiểu lý do người tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe

Khi trẻ 17 tuổi đòi thi bằng lái phụ huynh cần xử lý ra sao?

Khi con dưới 18 tuổi về nhà đòi bố mẹ mua xe máy, đề nghị cho bé thi bằng lái xe thì bố mẹ không nên ủng hộ. Thay vào đó phụ huynh cần giảng giải cho con mình những điều luật giao thông cơ bản mà con cần tuân thủ. Bố mẹ cần giúp con hiểu hành động chạy xe máy khi chưa đủ tuổi vừa vi phạm luật giao thông vừa không an toàn cho con và những người xung quanh.

Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích con sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vừa an toàn lại vừa bảo vệ môi trường. Nếu bé muốn có phương tiện đi lại riêng thì bố mẹ có thể mua cho bé xe đạp, xe đạp điện.

Kết luận

Qua bài viết trên đây, bạn sẽ biết 17 tuổi có được thi bằng lái xe máy hay không, cách xử lý nếu cố tình vi phạm. Các bậc phụ huynh không nên vì chiều theo ý thích của bé mà cho trẻ chạy xe trước tuổi pháp luật quy định. Điều này sẽ tạo cho bé thói quen xấu, đồng thời gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ cũng như tất cả những người tham gia giao thông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *